Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

Phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ CỤ THỂ cho mọi người

 Phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ

Với những người chơi đồ gốm cổ chuyên nghiệp thì vấn đề phân biệt và nhận biết hàng thật hay hàng giả không còn là vấn đề quá khó khăn. Nhưng sẽ là một vấn đề không dễ dàng gì đối với những người không chuyên nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Vậy hãy cùng Xưởng chuyên sứ Vinaly chúng tôi tìm hiểu làm như thế nào để có thể phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ một cách dễ dàng dành cho cả người không chuyên.

1. Gốm sứ cổ là gì? Gốm sứ giả cổ là như thế nào?

 Gốm sứ cổ là những món đồ gốm có niên đại từ hàng trăm năm, nghìn năm về trước, có hình dạng riêng, hoa văn riêng độc đáo. Thông thường mỗi sản phẩm chúng chỉ có một cái duy nhất, nên giá trị của của chúng đánh giá dựa trên niên đại, chất liệu làm nên sản phẩm gốm cổ đó.

Vì mang trên mình đặc thù “cổ”, nên những món đồ gốm sứ cổ đôi khi bị tác động bởi yếu tố thời gian, của quá trình khai quật nên không còn rõ hình thù, nét hoa văn mờ nhạt, khuôn hình cũng bị biến dạng. Chính vì vậy, những nghệ nhân tài hoa đã phục chế lại những món đồ cổ này về nguyên trạng của chúng theo cách chân thực nhất. Và những sản phẩm này chính là đồ gốm sứ giả cổ. Bởi vì yêu cầu tính chính xác từ chất liệu, hoa văn đến linh hồn của món đồ cổ, nên hiện không có nhiều nghệ nhân trong lĩnh vực này.

Và đây chính là lúc đặt ra thách thức cho những người đam mê đồ cổ. Làm như thế nào để phân biệt được chúng? Dưới đây là một số cách phân biệt gốm sứ cổ sẽ giúp bạn làm được điều ấy.

Gốm sứ cổ là gì
Gốm sứ cổ là gì khác biệt như thế nào với gốm sứ giả cổ

2. Phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ qua những nốt gỉ sắt

Gốm sứ được làm hoàn toàn bằng đất sét, đây là chất liệu có chứa những khoáng chất và tạp chất li ti, bao gồm hạt sắt. Nên theo thời gian sẽ bị oxy hóa trong môi trường tự nhiên tạo thành những lớp gỉ sắt trên bề mặt sản phẩm.

Đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của những món đồ cổ, các nhà sưu tầm, chuyên gia thẩm định thường dựa vào tình trạng của những nốt gỉ sắt này để xác định thời gian ra đời của một sản phẩm gốm sứ cổ. Tuy nhiên hiện nay những nốt gỉ sắt này đã có thể bị làm giả, nhưng không thể hoàn hảo và qua mắt của những người sưu tầm đồ cổ chuyên nghiệp được.

Nhận biết gốm sứ cổ và giả cổ qua nốt gỉ sắt
Nhận biết gốm sứ cổ và giả cổ qua nốt gỉ sắt

3. Nhận biết gốm sứ cổ qua lớp men lột (tuột)

Gốm sứ vốn được ưa chuộng hơn bởi độ bền, vẻ ngoài óng ả và mượt mà, có thể trở về tình trạng như mới dù đã nằm dưới đất hàng thế kỷ. Tuy nhiên, những sản phẩm gốm sứ cổ thường có một lớp men lột khiến bề mặt gốm trở nên mờ nhạt và trôi mờ đi những họa tiết hoa văn.

Nguyên nhân chính là trước khi đưa vào lò nung, các sản phẩm gốm sứ được tráng một lớp hỗn hợp chất lỏng dạng bùn có thành  phần chính là Silic dioxit. Dưới nhiệt độ nung cao, Silic dioxit tan chảy và chuyển hóa thành một lớp men trong suốt bao bọc bề mặt gốm, mang lại vẻ óng ả, mượt mà, giúp gốm sứ không bị ngấm nước. Có những khoảng thời gian, lớp men này được sử dụng để bảo vệ lớp hoa văn trang trí trên bề mặt gốm sứ.

Những sản phẩm gốm sứ mới sẽ có lớp bề mặt sáng bóng, phản chiếu tốt. Còn đối với sản phẩm gốm cổ sẽ có bề mặt không sáng bóng bằng, hơi mờ do sự tác động của thời gian.

Nhận biết gốm sứ cổ qua lớp men tuột
Nhận biết gốm sứ cổ qua lớp men tuột

>>> Tại Việt Nam làng gốm Bát Tràng nổi tiếng bởi kỹ thuật truyền thống và giá trị của nét gốm cổ, chính điều đó làm dấy lên nhiều đồ gốm sứ Trung Quốc trà trộn. Tham khảo ngay cách phân biệt gốm sứ Bát Tràng và gốm sứ Trung Quốc để phân biệt và chọn mua đúng giá trị nhé.

4. Phân biệt sứ cổ qua những vết rạn, đường nứt sợi tóc

Vết rạn trên sản phẩm gốm sứ hình thành do nguyên nhân từ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở khâu cuối cùng của quá trình nung. Không khí lạnh bên ngoài đi nhanh hơn so với bề mặt của sản phẩm tạo thành những vết nứt nhỏ trên về mặt, hay thường gọi là vết rạn, đường nứt sợi tóc. Ngoài ra, vết rạn cũng có thể là quá trình hao mòn sau thời gian dài sử dụng tạo nên.

Nhận biết gốm sứ cổ lớp men rạn, đường nứt sợi tóc
Nhận biết gốm sứ cổ lớp men rạn, đường nứt sợi tóc

5. Xác định gốm sứ cổ qua sự biến dạng hình dáng bên ngoài

Hình dáng bên ngoài chính là đặc điểm thể hiện rõ nét nhất về thời gian hình thành của một sản phẩm gốm sứ.

Những sản phẩm đồ gốm sứ cổ Trung Quốc thời xưa được sản xuất cho những hoàng tộc hay quan lại được gọi là gốm sứ hoàng gia. Những sản phẩm này đòi hỏi độ hoàn hảo và sự tinh xảo cao đến từng chi tiết, nếu không đạt yêu cầu chúng sẽ bị loại bỏ.

Ngược lại với gốm sứ hoàng gia, gốm sứ thương mại yêu cầu không quá khắt khe, nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người dân vùng Châu Á. Vì vậy, những sản phẩm gốm này thỉnh thoảng xuất hiện sự biến dạng, tạo nên nét đặc trưng riêng và tính chân thực cho sản phẩm.

Những sản phẩm gốm sứ thương mại bị tác động bởi những yếu tố môi trường trong quá trình nung, vành đế của sản phẩm được đặt trên cát nên một số vật thể nhỏ khác có thể bị dính vào đáy, ngoài ra còn có thể bị tro hoặc các vật liệu khác bay vào trong quá trình nung,…Vô tình tạo nên sự biến dạng cho sản phẩm gốm sứ.

6. Nhận biết qua sự co rút nước men trên gốm sứ cổ

Những sản phẩm gốm sứ cổ thường có hoa tiết được vẽ bằng tay trên nhiều lớp khác nhau. Những họa tiết trang trí dưới lớp men thường có thể tồn tại hàng trăm năm. Còn những hình vẽ phía ngoài nước men thường mờ đi do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Nên các sản phẩm gốm sứ cổ thường có lớp men bên ngoài mờ đi có dấu hiệu bị trôi, hao mòn theo năm tháng.

Phân biệt gốm sứ cổ qua sự co rút lớp men ngoài
Phân biệt gốm sứ cổ qua sự co rút lớp men ngoài

7. Phân biệt bằng những nốt sò bám, hàu bán

Những sản phẩm gốm sứ được tìm thấy từ dưới biển sâu thường có hiện tượng sò bám. Đây là dấu hiệu của một quá trình lâu dài nằm dưới biển sâu dẫn đến các sinh vật biển dần bám vào bề mặt của sản phẩm. Thời gian gian càng lâu, lượng sò, hàu bám vào càng nhiều. Và khi tìm thấy cũng không khó để loại bỏ đi lớp sò bám này ra khỏi bề mặt gốm sứ.

Nhận biết gốm sứ cổ qua những nốt sò bám, hàu bám
Nhận biết gốm sứ cổ qua những nốt sò bám, hàu bám

8. Kỹ thuật và công nghệ nhận biết gốm sứ cổ chuẩn xác

Để có thể nhận biết gốm sứ cổ chuẩn xác đòi hỏi một quá trình tiếp xúc và luyện tập. Dưới đây là những kỹ thuật mà những người chơi đồ cổ chuyên nghiệp thường sử dụng để nhận biết chuẩn xác về một sản phẩm gốm sứ cổ.

8.1 Kỹ thuật nhận biết sứ bằng cách xác định niên đại và màu sắc

Những kỹ thuật viên thường dựa trên cách xác định niên đại đồ cổ và màu sắc để xác định giá trị cũng như xác định thật giả cho một sản phẩm gốm sứ.

Thời kỳ đầu của ngành sản xuất gốm sứ men trắng xanh, những người thợ của Trung Quốc mua chất nhuộm màu xanh cô-ban từ các thương lái Ả Rập, thường được gọi là màu xanh Mohamadan. Màu xanh này có ánh tối và hầu hết sản phẩm được sản xuất thời kỳ này được trang trí màu xanh đậm. 

Vài thế kỷ sau đó, người Trung Quốc tìm ra cách tự sản xuất ra chất nhuộm màu xanh, có ánh tươi hơn. Vì vậy, các họa tiết trên các sản phẩm thời kỳ này có độ nhạt hơn và cũng đa dạng hơn về mức độ đậm nhạt trên họa tiết trang trí.

8.2  Khoảng thời xác đồ sứ cổ và họa tiết, hoa văn tương ứng

Ở mỗi thời đại sẽ có những họa tiết tiêu biểu khác nhau. Vào cuối đời nhà Nguyên và đầu nhà Minh, chùm nho là họa tiết trang trí quen thuộc. Sau này, họa tiết này dần trở nên lỗi thời và hạn chế được sử dụng.

Ngoài ra, những họa tiết đôi khi cũng được quyết định bởi phong cách riêng của mỗi người thợ. Có khoảng thời gian, Hoàng đế Trung Hoa là người quyết định họa tiết nào được trang trí trên đồ gốm sứ. Những con rồng có 5 vuốt là biểu tượng chỉ hoàng đế, vì thế hầu hết đồ gốm hoàng gia được trang trí hình rồng.

8.3 Kiểm tra cả thân và đế

Vào thế kỷ trước, số lượng khổng lồ gốm sứ đã bị đập vỡ. Đặc biệt, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, rất nhiều hàng gốm sứ cao cấp đã bị đập bể.

Ngày nay, những người sản xuất và bán gốm sứ thường tìm kiếm đế bình trong các mảnh vỡ đó và tạo tác các sản phẩm mới trên mảnh đế đó. Vì hiện có rất nhiều công trình xây dựng ở Trung Quốc, thật dễ dàng phát hiện ra những mảnh vỡ gốm sứ cổ được chất đống để tìm những mảnh đế như thế. Đây là một ý tưởng thông minh vì nhiều nhà sưu tập thường nhìn vào đế bình để xác định niên đại và nếu đó là đồ cổ.

8.4 Phân biệt gốm sứ cổ bằng công nghệ nhiệt quang

Công nghệ nhiệt quang là phương pháp phổ biến nhất để xác định đồ gốm cổ. Tuy nhiên phương pháp này lại có điểm yếu là phải tách một lượng lớn nguyên liệu dùng tạo ra đồ gốm để có thể thực hiện.

8.5 Nhận biết đồ gốm sứ cổ qua phân tích phổ quang

Phân tích quang phổ là một kỹ thuật khác để xác định đồ cổ. Tuy nhiên, những người làm đồ cổ giả đã có thể đính những dấu hiệu nhận biết đồ cổ giả để đánh lừa những những chuyên gia thẩm định.

Có một nơi chuyên gia sản xuất đồ gốm sứ Trung Hoa thời cổ ở thị trấn Cảnh Đức, ngày nay đã trở thành nơi chuyên sản xuất gốm sứ giả cổ Trung Quốc. Đất sét cao lanh ở đây có cấu tạo hóa học gần giống với loại dùng để sản xuất đồ gốm Trung Hoa từ hơn 6 thế kỷ nay.

Trên đây là những cách thường được sử dụng để phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ mà Vinaly đã tóm lượcỞ Việt Nam cũng tồn tại nhiều làng gốm sứ cổ mang trên mình những nét đặc trưng và kỹ nghệ riêng mang đậm nét văn hóa dân tộc. Bạn có thể tham khảo những làng gốm sứ truyền thống Việt Nam để tìm hiểu thêm về những sản phẩm gốm sứ độc đáo mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

Trà đen là gì? Công dụng hồng trà | Cách pha ngon ĐÚNG CHUẨN

 Trà đen là gì? Thông tin chi tiết về hồng trà

Trà đen là gì? Chắc hẳn không còn xa lạ trong giới thưởng trà, tuy nhiên không phải ai cũng nhận được câu trả lời đầy đủ và chính xác. Loại trà đen này có công dụng như thế nào và cách dùng ra sao? Vinaly cùng bạn đi tìm đáp án chi tiết nhất qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Trà đen là gì?

Trà đen còn được biết đến với tên hồng trà là loại trà có vị mạnh mẽ hơn và hàm lượng caffeine cũng cao hơn so với các loại trà xanh thông thường. Trà đen không chỉ nổi tiếng ở các nước Đông Á mà còn được biết đến ở nhiều nơi trên toàn thế giới.

Trà đen có nguồn gốc từ loại thực vật có tên khoa học là Camelia Sinensis, bao gồm 2 loại chính: Camelia Sinensis Sinensis và Camelia Sinensis Assamica, trong đó:

  • Camelia Sinensis Sinensis mang lá ngắn, nhỏ được trồng và sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc cùng các nước khu vực Đông Á.
  • Camelia Sinensis Assamica có lá lớn hơn, phát triển và sử dụng ở các khu vực Sri Lanka và Ấn Độ.

Ngoài caffeine thành phần trà đen còn chứa các chất kích thích và hợp chất chống oxy hóa khác. Để sản xuất trà đen các nhà sản xuất thường mang lá trà tươi cho tiếp xúc với không khí ẩm, thúc đẩy quá trình oxy hóa chuyển đổi lá trà từ màu xanh lục sang màu nâu sẫm và đen. Quá trình này được kiểm soát để đảm bảo màu sắc và hàm lượng các chất có trong lá trà.

Trà đen và trà xanh có cùng nguồn gốc khác biệt lớn nhất ở quá trình oxy hóa này cũng như màu sắc trà thành phẩm.

2. Nguồn gốc 

Trà đen có nguồn gốc từ loài thực vật có tên Camellia sinensis assamica, một trong những giống trà lớn bắt nguồn từ vùng Assam (Ấn Độ). Đây là loài thực vật yêu thích khí hậu ẩm ướt, ấm áp đặc biệt trong các khu rừng cận nhiệt.

Ngược lại Camellia sinensis sinensis có cùng nguồn gốc nhưng lá trà có kích thước nhỏ hơn, bắt nguồn từ Trung Quốc. Loại trà này phát triển ở vùng nhiều nắng, khí hậu khô và mát hơn, đa số ở vùng núi, có khả năng chịu lạnh cao hơn.

Từ xa xưa trà được biết đến có nguồn gốc đại đa số ở Trung Quốc, được biết đến nhiều nhất là các loại trà tươi, trà xanh và dần phổ biến ở các nước Phương Đông. Sự phát triển kinh tế xã hội trà được xuất khẩu sang các vùng lân cận, láng giềng, dần dần lan rộng ra toàn thế giới.

Ban đầu chủ yếu chỉ là trà xanh, sau quá trình vận chuyển và sử dụng người ta phát hiện ra rằng trà bị oxy hóa – Trà đen có thể bảo quản và sử dụng lâu hơn, hương vị lại không thua kém trà xanh. Từ đó quá trình lên men, sấy khô và xuất khẩu đến các nước lân cận.

Theo dòng thời gian, trà đen được du nhập vào châu Âu từ những năm 1610 do người Hà Lan mang sang, sau đó lan rộng và phổ biến ở Anh Quốc những năm 1700. Từ đó quá trình phát triển và mở rộng sang những nước thuộc địa Anh Quốc. Quá trình phát triển nhảy vọt ở những năm 1800 khi trà đen – giống cây được phát hiện phát triển mạnh mẽ ở vùng Assam, Ấn Độ gần Nepal.

Cũng kể từ khi Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh, trà đen cũng được sản xuất phổ biến và trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng loạt sang Anh.

Nguồn gốc của trà đen
Nguồn gốc của trà đen (hồng trà)

3. Trà đen có tác dụng gì?

Trà đen được biết đến chứa lượng caffeine, hợp chất kích thích và chống oxy hóa cao từ đó mang đến những hiệu quả tích cực với cơ thể, sức khỏe. Các công dụng của trà đen có thể kể đến:

  • Hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch: thành phần trà đen có chứa kháng nguyên alkylamine thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động. Việc uống 3-4 cốc trà đen mỗi ngày giúp giảm viêm, loại bỏ mầm bệnh có hại cho sức khỏe.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tim mạch: các hợp chất chống oxy hóa (flavonoids) trong thành phần trà đen ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol gây hại ở thành mạch máu từ đó ngăn ngừa nguy cơ về tim mạch hiệu quả.
  • Ngăn chặn các gốc tự do: các gốc tự do bên trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra những thiệt hại tế bào khác nhau như hình thành cục máu đông, ung thư và xơ vữa động mạch. Hợp chất chống oxy hóa của trà đen sẽ giúp bạn hạn chế vấn đề này cũng như ngăn chặn, ức chế các gốc tự do hoạt động.
  • Giúp cơ thể tỉnh táo: hàm lượng cafein có trong trà đen giúp bạn tỉnh táo, “đánh thức” hệ thống thần kinh từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động của cơ thể.
  • Tổ cho răng miệng: catechin có trong trà đen (một chất chống oxy hóa hữu) đó ức chế các vi khuẩn gây sâu răng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: thành phần trà đen chứa rất ít hàm lượng chất béo, calo từ đó hỗ trợ việc dư thừa năng lượng cũng như quá trình hình thành mô mỡ thừa không cần thiết. Các hoạt chất có trong hồng trà cũng góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp hạn chế quá trình hình thành mỡ thừa và hấp thu calo tốt hơn.

4. Hướng dẫn pha đúng cách

Trà đen ở mỗi thời điểm thu hoạch, tuổi hái trà khác nhau sẽ cho hương vị cũng khác nhau, và dễ bảo quản hơn các loại trà xanh thông thường. Cách pha cũng không quá cầu kỳ mà vẫn đảm bảo độ ngon tiêu chuẩn. Các bước pha được tóm lược như sau:

  • Đun nước đến khi vừa sôi, loại nước tốt nhất được sử dụng là nước tinh khiết. Nhiệt độ thông thường khoảng 100 độ C để đảm bảo các thành phần của trà hòa tan vào nước.
  • Tiếp đến cho trà đen lượng vừa phải vào ấm (tỷ lệ thông thường 5g trà đen cho mỗi 500ml nước sôi). Tiếp đến cho thêm nước đến khi ngập mặt trà, sau đó đổ bỏ lớp nước đầu tiên, giới thưởng trà gọi là “tráng trà”.
  • Tiếp đến cho nước sôi vào ấm trà, đợi 2 đến 3 phút nữa là có thể thưởng thức.

Có nhiều các để pha trà cũng như nhiều loại ấm trà khác nhau, cách nhanh nhất là cho vào túi lọc và cho vào cốc. Tuy nhiên việc sử dụng ấm trà truyền thống bằng đất nung hoặc gốm sứ được cho là “ngon nhất’ đảm bảo trọn vẹn giữa hương và vị. Ngoài ra việc sử dụng ấm trà cũng đảm bảo thể tích và lượng trà đủ cho 3 đến 4 người, đặc biệt khi mời khách, trò chuyện cùng bạn.

Hướng dẫn pha trà đen ngon đúng cách
Hướng dẫn pha trà đen ngon đúng cách

5. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản trà 

Trà được tạo thành sau quá trình oxy hóa vì vậy có hàm lượng nước thấp và thời hạn sử dụng được lâu hơn. Tuy nhiên cần lưu ý tránh để trà tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ quá cao hoặc ẩm ướt.

Các loại trà khác nhau cần được phân loại và bảo quản riêng biệt đảm bảo mùi, vị riêng. Cách bảo quản tốt nhất là đậy kín nắp sau khi sử dụng, hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ và điều kiện ẩm ướt. Với cách này bạn có thể yên tâm sử dụng trà đến những lá cuối cùng mà vẫn giữ nguyên hương vị. Một lưu ý nhỏ nữa dụng cụ, hộp đựng trà đen tốt nhất là lon thiếc, lon sắt hoặc hũ gốm sứ.

Lưu ý sử dụng và bảo quản trà đen
Lưu ý sử dụng và bảo quản trà đen

6. Mua trà ở đâu đảm bảo chất lượng

Trà đen mặc dù có thời gian sử dụng lâu hơn các loại trà thông thường nhưng chúng ta chỉ nên mua và sử dụng với lượng vừa phải đảm bảo cả hương vị lẫn chất lượng. Khi mua cần lựa chọn cửa hàng có thông tin đầy đủ về xuất xứ, thời gian sản xuất cũng như hạn sử dụng. Hiện nay trà đen (hồng trà) được bán phổ biến ở nhiều cửa hiệu, tuy nhiên cần tham khảo kỹ thông tin để mua đúng sản phẩm chất lượng.

Vinaly vừa cùng bạn giải đáp chi tiết nhất trà đen là gì cũng như những công dụng, cách sử dụng và bảo quản. Theo dõi Vinaly để cập nhật thông tin mới nhất nhé! Đừng quên chọn mua cho mình một ấm trà tốt để phù hợp với loại trà mà bạn thưởng thức. Xem ngay mẹo cách chọn mua ấm pha trà đảm bảo “trà ngon, bình tốt” còn gì bằng.

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2022

Trà mạn là gì? Tác dụng như thế nào và cách pha NGON CHUẨN

 Trà mạn là gì và có tác dụng như thế nào

Trà mạn là gì? Là câu hỏi chung của người uống trà nhưng không phải ai cũng được lý giải một cách đầy đủ và chính xác. Trà mạn dần trở thành thức uống quen thuộc của người Việt, hòa lẫn vào văn hóa “hiếu khách” chén trà mời bạn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về trà mạn là gì? Vinaly cùng bạn đi tìm lời giải đáp chi tiết nhất ngay sau đây.

1. Trà mạn là gì?

Trà mạn là một trong những loại trà được phơi khô, ướp hương, có vị đắng nhẹ và ngọt thanh. Tùy thuộc vào địa phương khác nhau trà mạn còn có tên gọi chè mạn. Với người thưởng thức trà mạn, người ta thường có nhiều tiêu chuẩn khác nhau từ lá trà, nước pha, ấm pha trà mạn, cách pha và cách thưởng thức từ đó có cái nhìn đa chiều về loại trà này.

Trà mạn bao gồm 2 loại chính:

  • Trà Tàu: ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Trung Quốc, thường sử dụng lá trà ở khu vực Trung Hoa, cùng ấm tử sa Nghi Hưng hòa quyện tạo nên chén trà thơm ngon nhất. 
  • Trà Thiền: bắt nguồn từ Thiền tĩnh, hướng đến nội tâm và giá trị của trà, không chỉ là thức uống, trà Thiền còn hướng đến sự giáo dục con người.

2. Trà mạn có tác dụng gì

Thành phần và dưỡng chất của trà mạn mang đế những tác dụng tích cực với sức khỏe chúng ta. Cùng xem qua một số công dụng nổi bật của trà mạn với người sử dụng.

  • Ngăn ngừa nguy cơ tim mạch: trà mạn hỗ trợ giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch đặc biệt với người lớn tuổi. Hỗ trợ và bảo vệ các hệ cơ quan về tim từ đó nâng cao chất lượng hoạt động.
  • Ngăn ngừa lão hóa: nghiên cứu chỉ ra rằng sau 25 tuổi cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện dấu vết lão hóa, nếu biết cách chăm sóc chúng ta có thể ngăn ngừa và giảm thiểu. Đặc biệt thành phần trà mạn có chứa polyphenol có tác dụng ngăn ngừa lão hóa tốt tương đương 18 lần vitamin E, vì vậy trà mạn được xem là phương thức chống lão hóa tuyệt vời.
  • Hỗ trợ giảm cân: trà mạn chứa các thành phần giàu chất chống oxy hóa, đồng thời kích thích hoạt động hấp thu dưỡng chất, kiểm soát calo hiệu quả. Vì vậy sử dụng trà mạn thường xuyên giúp giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa không cần thiết và kiểm soát lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
  • Cải thiện tâm trạng, giảm stress: nếu bạn đang ở trạng thái căng thẳng, stress thì việc thưởng thức một tách trà mạn, bên không gian tĩnh lặng sẽ giúp tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng. Dựa vào nghiên cứu khoa học, loại trà này có chứa axit amin có khả năng tác động đến quá trình điều phối cảm xúc, tạo tin thần hưng phấn và làm việc có hiệu quả.
Trà mạn có tác dụng gì
Trà mạn có tác dụng gì

3. Uống trà mạn có tốt không

Từ các tác dụng của trà mạn chúng ta có thể thấy trà mạn tốt với sức khỏe nếu sử dụng đúng cách với liều lượng phù hợp. Thưởng trà nói chung và trà mạn nói riêng không chỉ có tác dụng với sức khỏe mà dần trở thành món ăn tinh thần, một nét văn hóa riêng với người thưởng thức.

4. Cách pha trà mạn ngon

Pha trà mạn dần trở thành một nét nghệ thuật với người am hiểu trà. Để có được 1 bình trà ngon đúng chuẩn cần có những bước thực hiện tỉ mỉ ở từng công đoạn, cụ thể ở các bước:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: tìm và  mua loại trà mạn chất lượng qua cánh trà dày, không bị vỡ vụn màu đen xám. Ấm pha trà nên chọn ấm bằng chất liệu gốm sứ truyền thống để cảm nhận mùi vị trọn vẹn nhất.
  • Quy trình pha trà mạn: đầu tiên cho lượng trà mạn vào ấm, lưu ý lượng vừa đủ không quá nhiều hoặc quá ít. Tiếp đến cho nước đun sôi vào ấm, để “tráng trà” nhằm loại sạch bụi bẩn, bỏ nước đầu tiên đi. Cuối cùng cho nước sôi vào ngang mặt ấm, đợi 2 đến 3 phút là có thể thưởng thức.
  • Thưởng trà: thông thường người thưởng thường chuẩn bị các loại bánh kẹo đi kèm để gia tăng hương vị, trò chuyện cùng bạn bè cũng như thưởng thức trọn vẹn nhất cả hương lẫn vị.
Cách pha trà mạn ngon
Cách pha trà mạn ngon

5. Lưu ý khi pha trà mạn

Lựa chọn lá trà tốt để vị ngon nhất: người ta thường phân loại trà mạn thành nhiều loại khác nhau với giá tiền tương ứng. Từ đó chất lượng trà cung có sự thay đổi, vì vậy cần lựa chọn cơ sở mua trà uy tín để mua đúng sản phẩm đúng giá.

Nên pha trà bằng ấm chén chất liệu bằng gốm sứ: ấm chén sứ giúp vị trà được giữ nguyên vẹn, đồng thời các khoáng chất có trong đất tạo nên nét đặc biệt riêng không thể hòa lẫn bởi những chất liệu khác. Cho đến hiện nay, việc sản xuất bộ ấm trà theo phương pháp truyền thống vẫn được giữ nguyên vì vậy không quá khó để sở hữu bộ ấm trà gốm sứ để thưởng thức trà ngon đúng vị.

Dùng tinh khiết để pha trà: nước mưa, nước giếng khơi được xem là lựa chọn tốt nhất. Mang trong mình vị ngọt tự nhiên cùng các khoáng chất tốt cho sức khỏe, khi pha trà sẽ giúp cho vị trà đạt được chất lượng trọn vẹn nhất. Nếu không có sự lựa chọn chúng ta có thể dùng nước tinh khiết để pha trà mang đến mùi vị nhất định.

Nhiệt độ của nước pha trà: trà mạn được pha tốt nhất ở 90 độ, nước không quá nóng giúp trà giữ lại hương vị nhất định Đồng thời không quá nguội giúp khơi dậy được các mùi hương vốn có.

Tráng ấm chén trước khi pha trà: nhằm chuẩn bị ấm chén ở trạng thái tốt nhất, nâng cao chất lượng giúp nước trà pha thơm ngon nhất. 

Lưu ý khi pha trà mạn
Lưu ý khi pha trà mạn

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1. Uống trà mạn có nóng không

Trà mạn nếu uống đúng cách và liều lượng sẽ mang đến những tác động tích cực với sức khỏe. Tuy nhiên cần chú ý liều lượng, không sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên dẫn đến các cơ quan hoạt động quá tải được gọi là “nóng” trong dân gian.

6.2. Trà mạn có phải trà xanh không

Trà mạn là loại trà được làm  từ lá đã qua chế biến, sao khô, có mùi thơm tự nhiên, mộc mạc nhầm bảo quản lâu, và mang đến hương vị đặc trưng nhất. Trà xanh là loại trà tươi chưa qua công đoạn làm héo, hong khô như trà đen hoặc trà mạn. Vì vậy trà mạn và trà xanh khác nhau ở công đoạn chế biến, bảo quản đây là điểm khác biệt cần được lưu ý.

6.3. Uống trà mạn hàng ngày có tốt không

Uống trà mạn mỗi ngày mang đến những lợi ích tích cực với sức khỏe. Tuy nhiên cần chú ý liều lượng dùng, lượng trà ở mức vừa phải không quá nhiều có thể gây nên những tác dụng ngược không đáng có.

Uống trà mạn mỗi ngày có tốt không
Uống trà mạn mỗi ngày có tốt không

6.4. Uống trà mạn có giảm cân

Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống trà mạn có tác động đến quá trình giảm cân nhờ sự thúc đẩy quá trình hấp thu và trao đổi chất. Cũng như bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng để mang đến hiệu quả uống trà mạn tốt nhất.

7. Gợi ý chọn bộ ấm chén pha trà mạn ngon tại Vinaly

Để thưởng thức trọn vẹn nhất về trà cần phụ thuộc nhiều yếu tố, không kể đến chọn trà việc chọn bộ ấm chén pha trà là vô cùng cần thiết. Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu mã, chất liệu, mức giá. Tuy nhiên cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo mua đúng sản phẩm chất lượng phù hợp với mức giá.

Vinaly tự hào là đơn vị cung cấp bộ ấm trà với kích thước, chất liệu theo yêu cầu, đặc biệt với số lượng lớn. Tham khảo ngay những bộ ấm trà mới nhất tại Vinaly để lựa chọn, sở hữu và thưởng trà đúng vị.

Vậy là Vinaly vừa cùng bạn tham khảo về trà mạn cũng như giải đáp trà mạn là gì từ đó mang đến cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về loại trà này cũng như cách pha đúng chuẩn. Theo dõi chúng tôi ngay bây giờ để cập nhật tin tức mới nhất về bộ ấm trà và chất liệu gốm sứ.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

Hãm trà là gì? Cùng cách ủ trà NGON đúng chuẩn

 Khởi thuỷ lá trà được dùng như một loại lá thuốc theo thời gian chuyển dần sang dạng uống và trở thành nét văn hóa, sở thích, thói quen của người Phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Qua bao thế hệ nét văn hoá đặc sắc trong nghệ thuật thưởng trà được đúc kết và truyền lại cho đến ngày hôm nay. Sự tinh túy trong nghệ thuật thưởng trà nằm ở bí quyết “hãm trà”. Vậy hãm trà là gìVinaly cùng bạn tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Hãm trà là gì?

Hãm trà thực chất là “ủ trà”, cùng thao tác đổ nước nóng vào ấm pha có chứa lượng trà vừa đủ dùng. Tiếp đến đậy nắp ấm và hãm trà từ 10 đến 40 giây. Mỗi loại trà khác nhau nhiệt độ nước pha cũng khác nhau. Thông thường trà ô long và trà đen người ta sử dụng nước sôi già hơn so với trà xanh để ủ (hãm) trà. Từ đó thời gian hãm trà cũng khác nhau với từng loại trà.

Cách hãm trà pha trà sữa hay hãm trà uống truyền thống đều có sự khác nhau giữa các loại trà. Như với trà trà xanh bạn nên hãm trong nước từ 70-80 độ C, trà ô long là 90 độ C và trà đen là 80-90 độ C.

Thông thường thời gian hãm trà để pha trà sữa khoảng 3-5 phút hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào số lượng trà cũng như mùi vị của trà sữa mà bạn thích. Ngoài nhiệt độ nước và thời gian hãm trà thì chất lượng trà cũng là yếu tố quyết định độ ngon của cả trà uống truyền thống hay trà sữa. Để có được ly trà thơm ngon, đậm đà bạn cần lựa chọn một loại trà ngon, chất lượng tốt.

Ủ trà là như thế nào?
Ủ trà là như thế nào?

2. Yếu tố tác động đến chất lượng hãm trà

2.1. Nhiệt độ nước hãm trà chuẩn

Tùy thuộc vào loại trà khác nhau mà nhiệt độ nước hãm trà cũng có sự khác biệt để tạo nên hương vị riêng. Như trà đen và trà ô long già sẽ cần nước vừa sôi để phá vỡ các kết cấu và phát tán hương vị. Trong khi đó trà xanh và trà ô long thì cần nước nguội hơn để có được hương vị tinh tế.

Lưu ý về nhiệt độ nước hãm trà là nếu nước quá nóng sẽ làm trà bị “cháy” làm cho nước trà bị đắng chát và mất đi các hương vị tinh tế. Nhưng nước quá nguội thì các hợp chất trong trà không được hòa tan làm cho hương vị của trà giảm đi rất nhiều.

2.2. Số lượng trà

Lượng trà quá nhiều sẽ làm trà quá đắng và giảm độ tinh tế trong hương vị. Nhưng lượng quá ít trà sẽ nhạt và không thưởng thức đúng hương vị. Để phát huy tối đa hương vị từng loại trà sẽ có định lượng khác nhau.Các bạn có thể thử là 8g trà cho một ấm 300ml nước. Tuỳ vào khẩu vị của mình sau đó bạn có thể gia giảm lượng cho phù hợp.

2.3. Thời gian hãm trà

Một lỗi nữa mà hầu hết mọi người đều mắt phải đó là “ngâm” trà. Ngâm trà trong thời gian quá lâu sẽ làm trà bị đắng chát và có mùi nẫu.Mỗi loại trà sẽ phù hợp với một thời gian hãm nhất định. Như trà đen, trà ô long có thể hãm lâu hơn còn trà xanh thì thời gian hãm nhanh hơn nhiều. Thời gian hãm trà thường được tính bằng giây.

Yếu tố tác động đến chất lượng trà hãm
Yếu tố tác động đến chất lượng trà hãm

3. Cách hãm trà các loại ngon đúng chuẩn

3.1. Cách hãm trà táo đỏ

Ngày nay trà táo đỏ không còn là thức uống xa lạ với nhiều người. Nó được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền mang lại những hiệu quả đã được ghi nhận. Làm trà táo bằng cách dùng hồng táo qua phơi sấy khô nguyên quả hay thái lát rồi đóng thành từng gói, việc phơi sấy khô sẽ giúp táo được bảo quản trong thời gian dài mà vẫn giữ được các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Cách pha và hãm trà táo đỏ như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị: Táo đỏ khô, đường hoặc có thể thay thế bằng mật ong

Cách pha: chuẩn bị nước sôi, sau đó cho một ít táo đỏ khô vào ngâm khoảng 15-20 phút rồi sử dụng. Nếu muốn tăng độ ngọt có thể thêm đường hoặc mật ong. Ngoài ra để có được trà táo đậm đà và ngon hơn bạn còn có thể kết hợp với các dược liệu khác.

3.2. Cách hãm trà xanh

Từ lâu trà xanh đã được dùng phổ biến ở nước ta. Trà xanh sau khi hãm thường nước sẽ có màu xanh nhạt hoặc hơi vàng, mùi thơm tự nhiên, vị chát nhẹ. Trà xanh cũng được sử dụng nhiều trong pha chế trà sữa truyền thống. 

Chuẩn bị nguyên liệu: 5g trà xanh, 150ml nước sôi khoảng 80 độ C.

Cách hãm trà xanh: Chuẩn bị 150ml nước sôi, 1 bình trà. Tiếp theo cho 5g trà xanh vào bình, cho nước sôi vào và đậy nắp. Ủ trà trong khoảng 20 phút để nước trà đậm vị. Lọc bỏ bã lấy nước cốt trà, sau đó có thể sử dụng pha trà sữa. 

3.3. Cách hãm trà ô long

Nhờ vào mùi thơm đặc biệt, vị thanh nhẹ đến đậm đà của trà ô long mà ngày nay nó được sử dụng nhiều trong pha chế trà sữa.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 5g trà ô long
  • 150ml nước sôi khoảng 90 độ

Cách hãm trà: Chuẩn bị 150ml nước sôi, 1 bình trà. Tiếp theo cho 5g trà ô long vào bình, cho nước sôi vào và đậy nắp. Ủ trong khoảng 10 phút để nước trà đậm vị có thể sử dụng ngay sau đó. Ngoài ra bạn có thể lọc bỏ bã lấy nước pha trà sữa. 

Cách hãm các loại trà ngon đúng vị
Cách hãm các loại trà ngon đúng vị

3.4. Cách hãm trà đen

Đa phần trà dùng để pha trà sữa hiện nay là trà đen vì nước trà có màu đẹp, hương thơm nồng nàn và vị đắng đậm đà. Tại các tiệm kinh doanh trà sữa truyền thống thì trà đen là một trong những nguyên liệu không thể thiếu. Tuy nhiên cách hãm trà đen (ủ trà) không phải ai cũng biết. Cùng xem qua cách hãm trà đen đúng chuẩn để đạt hương vị thơm ngon như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 5g trà đen
  • 200ml nước tinh khiết

Cách hãm trà đen:

Bước 1: Đun sôi lượng nước tinh khiết đã chuẩn bị.

Bước 2: Cho trà đen vào ấm, tiếp đến đổ nước sôi ngập trà, lắc nhẹ rồi nhanh chóng đổ bỏ nước đầu. Đây là công đoạn tráng trà để đánh thức (dậy) trà cũng như loại bỏ những bụi bẩn  trong trà.

Bước 3: Rót khoảng 200ml nước sôi khoảng 90 độ vào bình trà và ủ khoảng 10 phút. Sử dụng nước sôi 90 độ C sẽ giúp trà không bị đắng trong khi hãm, cách ủ trà đen trong khoảng thời gian này giúp trà có được nước cốt trà đậm vị.

Bước 4: Chiết nước cốt trà và giữ trong bình giữ nhiệt, lược bỏ bã trà.

Nước trà đen thơm ngon, đậm vị nhất khi được giữ nóng. Ngoài ra, cách pha trà sữa bằng trà đen chuẩn vị nhất bạn nên lưu ý chỉ nên sử dụng nước cốt trà sau khi hãm trong khoảng 4 giờ để đảm bảo giữ trọn vẹn hương vị.

4. Chọn ấm hãm trà đúng chuẩn

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn chọn kích thước ấm trà phù hợp. Như việc chọn ấm trà có kích thước khoảng 50-100ml phù hợp cho người thường uống trà một mình. Hay ấm trà có kích thước lớn hơn khoảng 200-300ml phù hợp cho bạn khi phải tiếp khách 5-7 người thường xuyên ở công ty.

Vậy là Vinaly vừa chia sẻ cùng bạn về hãm trà là gì cũng như bí quyết hãm trà ngon đúng chuẩn. Nếu bạn chưa biết lựa chọn bộ ấm trà gì vừa thưởng thức trà vừa làm quà tặng ý nghĩa, liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để nhận thông tin tư vấn chi tiết nhất. Thân chào và hẹn gặp lại!

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

7 gợi ý in ly sứ giá rẻ, đẹp, chất lượng nhất hiện nay

 Chén tống là một trong những dụng cụ không thể thiếu trên bàn trà. Đã là người yêu trà chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua dụng cụ này. Vậy chén tống có mấy loại? Nguồn gốc của chiếc chén này từ đâu? Cùng VINALY tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết và lựa chọn cho mình dụng cụ phù hợp khi thưởng trà. 

1. Chén tống là gì

Chén Tống hay còn gọi là chén tướng, được sử dụng để làm đều trà trước khi rót ra các chén quân. Thao tác rót trà qua từng chén như trên giúp cho vị trà được đều nhau; không bị chén đậm chén nhạt.

Chén Tống còn được biết đến là sản phẩm của người Việt sáng tạo ra, trước kia thường được gọi là chén tướng nhưng vì kiêng cữ nên đọc thành “chén tống”. Dụng cụ này được xuất hiện riêng trên một đĩa dầm; dùng chuyên biệt trong hoàng cung. 

2. Công dụng của chén Tống

  • Làm đều vị trà giữa các chén, tránh sự đậm nhạt trước khi rót ra các chén Quân
  • Chén Tống kiểm soát nhiệt độ của nước và giúp trà không bị quá nóng khi uống
  • Loại bỏ bớt các cặn trà khi rót vào chén Quân, giúp nước trà được trong và tăng tính thẩm mỹ
  • Đối với một số dòng trà riêng biệt cần pha với nước dưới 90°C; người ta rót nước sôi với chén Tống trước. Tiếp đến mới đổ nước vào ấm trà để giảm nhiệt độ trước khi pha; với cách làm này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của trà sau khi pha. 

3. Cách sử dụng chén Tống

Bạn rót trà từ bộ ấm trà sang chén Tống rồi đến chén quân; hành động này sẽ giúp làm đều vị trà; vị không bị quá đậm hoặc quá nhạt. Ngoài ra, đối với các loại trà cần nước nóng dưới 90°C, bạn có thể tận dụng chén Tống để làm trà cụ trung gian làm giảm nhiệt độ của nước. 

4. So sánh chén tống xưa và nay

Các loại chén Tống ngày xưa như trong bộ trà ký kiểu thời Nguyễn có đặc điểm tròn lớn; đồng bộ về kiểu dáng; không có quai. Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu dáng này là trà rót ra các chén quân rất dễ bị đổ. Mặc dù xét về tính thẩm mỹ; chén tống kiểu này mang tính đồng bộ cao; kiểu sáng trơn đơn giản mà đẹp

Chén Tống ngày nay lại được xem là một thú chơi cho người “sành điệu”. Chúng dường như ít xuất hiện trong cuộc sống thường ngày và thậm chí được truyền bá đi khắp nhiều nước như Trung Hoa và Đài Loan. So với phiên bản cũ, bản hiện đại được cải tiến về kiểu dáng để dễ dàng rót trà; ít bị đổ nước hơn và thuận tiện hơn trong quá trình thưởng thức.

Một số mẫu chén tống đẹp phổ biến hiện nay

5.1 Chén tống Bát Tràng

Chén tống Bát Tràng được thiết kế với họa tiết tinh tế; mẫu mã đa dạng. Chất liệu được sản xuất từ gốm sứ cao cấp. Thích hợp với nhiều phong cách bàn trà; vừa nổi bật sang trọng lại lại đan xen nét cổ điển.

5.2 Chén tống tử sa

Chén Tống tử sa là trà cụ bất cứ người chơi trà nào cũng phải có. Sản phẩm được tạo ra bởi những nghệ nhân làm ấm chén. Chén tống tử sa cùng bộ ấm chén mang vẻ đẹp trầm; chứa đựng lịch sử lâu đời và kiểu dáng phong phú. 

Ngoài ra, điểm đặc biệt của chén tống tử sa là tính kín kẽ, khăng khít; giữ được nhiệt độ và hương vị của trà. Đồng thời sản phẩm không bị biến chất; càng dùng lâu càng đẹp và sáng màu.

5.3 Chén tống thủy tinh

So với thủy tinh thông thường, chén tống thủy tinh cao cấp được làm từ chất liệu hàng đầu; khả năng chịu nhiệt cao; gấp 3 lần so với thủy tinh thông thường. Do đó, các tín đồ mê trà không lo sản phẩm bị nứt vỡ khi thường xuyên sử dụng với nhiệt độ quá cao. Bên cạnh đó, chén tống cũng có khá nhiều dung tích để bạn lựa chọn.

5.4 Chén tống sứ

Ưu điểm của chén tống sứ là khả năng chịu nhiệt; chịu ẩm cực kỳ cao. Tính thẩm mỹ của sản phẩm cũng khá ưu việt; phù hợp với nhiều không gian; mang lại cảm giác thoải mái khi thưởng trà. Dùng chén tống sứ bạn sẽ không lo ngại về vấn đề bị nứt vỡ hay mẻ. Tuy nhiên, điểm hạn chế của sứ là dễ bị ố vàng; mau cũ.

5.5 Chén tống pha lê

Chén tống pha lê được xem là phiên bản cao cấp nhất của chén tống thủy tinh. So với chén tống thủy tinh; chén tống pha lê nặng hơn và độ phản quang sắc nét hơn. Do pha lê có độ chiết quang cao; được mài gọt cẩn thận. Đồng thời, khi dùng tay gõ vào loại trà cụ này, bạn sẽ nghe được âm rất thanh và vang do dạng tinh thể; độ cứng của chất liệu

Vừa rồi là tất tần tật thông tin về chén tống trong truyền thuyết. Quả thật việc thưởng trà là một nghệ thuật; tìm hiểu về trà và ý nghĩa của trà cụ không những thỏa mãn đam mê của người mê trà mà còn cập nhật thêm các kiến thức mang tính lịch sử. Hi vọng rằng VINALY đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích, chúc bạn sức khỏe và một tâm hồn thư thái khi tham gia lĩnh vực trà đạo. 

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

PHA CÀ PHÊ BẰNG LY SỨ CÓ ĐỘC HẠI KHÔNG?

 Hiện nay cà phê đang là một thức uống không quá xa lạ với giới trẻ hiện nay, từ người lớn cho đến người già và không phân biệt giới tính. Nhưng song song đó việc thức uống này được đựng vào những chiếc ly nhựa đang trở thành nguy cơ cho nhiều căn bệnh nguy hiểm do chất độc từ nhựa gây ra.

Thay vào đó bạn có bao giờ nghĩ đến giải pháp “Pha cà phê bằng ly sứ” chưa? Nó có gây hại đến sức khỏe của mình không? Cùng VINALY đi vào câu chuyện trên nhe.

1.Tác hại khi dùng cốc nhựa để uống nước nóng

Thói quen sử dụng các sản phẩm dùng một lần như cốc nhựa, cốc giấy để uống nước hay dùng dùng đồ nóng đã thành thói quen khó bỏ của con người hiện nay. Vì sự tiện lợi cũng như giá thành rẻ đã khiến mọi người quên đi những tiềm ẩn ảnh hưởng đấn sức khỏe đằng sau nó.

Các nhà khoa học cho biết nhiều đồ đựng thức ăn bằng nhựa có chứa các chất gây hại có tên là oligomers- có thể giải phóng ra và ngấm và thức ăn khi ở nhiệt độ cao trên 70°C. Nếu hấp thụ trong thời gian dài, những hóa chất này có thể kích hoạt bệnh gan và tuyến giáp. Chúng cũng dẫn đến vô sinh, ung thư và cholesterol cao.

Nhiều dụng cụ bằng nhựa được làm từ hóa chất tổng hợp nhằm làm tăng độ bền để chịu được nhiệt độ sôi và không bám dầu mỡ.Các nghiên cứu đã chỉ ra những hóa chất này làm tăng khối u ở gan, tuyến tụy và tinh hoàn của chuột, cũng như làm giảm khả năng sinh sản, theo Daily Mail.

Các quán cà phê thường dùng các loại sản phẩm dùng một lần để bán cho khách hàng vì nhiều lý do như: dễ in ấn thương hiệu, màu sắc bắt mắt, giá thành rẻ và hơn hết là sự tiện lợi cho khách hàng.

Đối với khách hàng dùng tại quán, các quán cà phê lại chăm chút hơn khi dùng các sản phẩm như ly sứ. Không chỉ chất lượng mà hình thức thức cũng được chú trọng hơn.

2. Pha cà phê nhiệt độ bao nhiêu là đúng?

Một tách cà phê ngon không dừng lại ở hạt cà phê mà cách pha đóng vai trò rất quan trọng. Lượng cà phê bỏ vào bao nhiêu là đúng, bao nhiêu ml nước là đủ, nhiệt độ bao nhiêu là vừa đủ.

Để chiết xuất tất cả các hương vị trong cà phê một cách cân bằng và ngon miệng quyết định đó tùy thuộc vào mỗi cá nhân, nhưng hơn nửa thế kỷ nghiên cứu đã xác định rằng hầu hết mọi người thích cà phê mà cà phê được pha bởi nước nóng khoảng 90 đến 96°C

Với nhiệt độ này, để tìm một sản phẩm hỗ trợ cho việc pha cà phê thì bạn không nên bỏ qua sản phẩm ly sứ

Cùng tìm hiểu công dụng của Ly sứ nhé!

3. Công dụng của ly sứ trong việc có một tách cà phê ngon

Các loại ly sứ dành để pha cà phê mà chúng ta thường gặp như ly sứ espresso, ly sứ cappucino, ly sứ latte. Mỗi loại sẽ có kích thước và hình dạng khác nhau để đáp ứng từng loại thức uống

Tại sao lại nói “ Ly sứ chính là linh hồn của tách cà phê ngon”

Thứ nhất: được thiết kế với thành ly dày giúp giữ được nhiệt độ của thức uống

Thứ hai: Ly sứ gặp nước nóng không sinh ra các phản ứng hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe như các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Thứ ba: tuổi thọ cao lên đến hàng chục năm, giúp chúng ta tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế thải rác ra môi trường.

Ở VINALY bạn có thể tìm thấy rất nhiều mẫu mã đa dạng cũng như giá thành cạnh tranh trên thị trường. Để chọn mua các sản phẩm ly sứ cho quán cà phê của bạn thì công ty chúng tôi là một lựa chọn bạn không nên bỏ qua.

Tại Vinaly còn có rất nhiều sản phẩm bằng ly sứ, ly bộ cho gia đình, ly bộ cho cặp tình nhân, ly tặng bạn bè, cung cấp ly số lượng lớn giá tốt cho các quán cà phê, ly cung cấp cho quà sự kiện.