Ly Sứ Vinaly là doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm ly sứ quà tặng. Sản phẩm được in logo để làm quà tặng trong các dịp sự kiện truyền thông, quà tặng cho khách hàng, nhân viên.
Gốm sứ Bát Tràng đã được biết đến bởi tuổi thọ lâu đời, đặc biệt nổi tiếng ở Việt Nam qua quá trình chế tác cầu kỳ. Tuy nhiên chính vì lẽ đó mà giá thành sản phẩm “cao” hơn nhiều so với những dòng khác.
Gần hơn là sự xuất hiện của những sản phẩm gốm sứ Trung Quốc giá rẻ, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng “xen lẫn” khiến người dùng thông thường khó mà phân biệt rõ ràng. Hiểu được nỗi băn khoăn khi khi lựa chọn, Vinaly chia sẻ cách nhận biết gốm sứ Bát Tràng và Trung Quốc qua bài viết sau đây.
1. Nhận biết gốm sứ Bát Tràng và Trung Quốc qua họa tiết
Gốm sứ Bát Tràng được làm thủ công từ chính đôi tay tài hoa của những người nghệ nhân vì vậy đường nét uyển chuyển, tỉ mỉ, tinh tế. Họa tiết thường thấy là hạc, hoa mai, tùng, trúc, cá,… thể hiện ý nghĩa riêng biệt.
Cũng chính vì được làm thủ công và họa tiết vẽ tay nên các nét vẽ không hoàn toàn giống nhau 100%, đây cũng là một trong những điểm giúp chúng ta nhận dạng gốm Bát Trang khi lựa chọn và mua: ly, ấm chén, đĩa, bát.
Gốm sứ Trung Quốc khi nhập khẩu sang Việt Nam thường được chọn những dòng gốm sứ trắng, sau đó được các cơ sở Việt Nam dán hoặc in thêm các họa tiết lên, chính vì vậy các hoa văn thường đều đặn và giống nhau. Cũng theo cách này, nếu chúng ta sờ vào sẽ cảm nhận được độ nhám của lớp in thay vì độ nhẵn mịn của lớp gốm sứ nguyên thủy.
Các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc hoa văn dễ phai, mòn theo thời gian do không có lớp men phủ ngoài hoặc có thể bong ra sau 1 thời gian sử dụng, ngoài mặt mỹ quan còn có thể gây những tác hại không mong muốn đến người sử dụng.
2. Phân biệt qua màu sắc họa tiết bên ngoài
Họa tiết gốm sứ Bát Tràng thường có 1 hoặc 2 màu trang nhã, không quá lòe loẹt, một số màu sắc thường thấy ở họa tiết gốm Bát Tràng: xanh lá, xanh non, huyết dụ,…gần gũi với cuộc sống đời thường.
Ngược lại gốm sứ Trung Quốc có đa dạng màu sắc, thông thường là các nhóm màu nổi bật, hấp dẫn, tươi hơn. Một số màu thường thấy ở họa tiết gốm sứ Trung Hoa như: đỏ, xanh, vàng,..gây ấn tượng và thu hút người dùng. Đặc điểm gốm sứ Trung Quốc được nung ở nhiệt độ thấp hơn từ đó đa dạng về sắc màu, tuy nhiên màu sắc sẽ dễ phai và không giữ được độ bền, đồng đều như gốm sứ Bát Tràng.
3. Nhận biết thông qua độ dày gốm sứ Bát Tràng và Trung Quốc
Đặc trưng gốm sứ Bát Tràng được làm thủ công nên các sản phẩm thường dày dặn hơn, khi cầm cảm giác nặng tay và chắc chắn. Hơn nữa gốm sứ Bát Tràng có độ bền cao hơn nhiều so với sản phẩm Trung Quốc, theo thời gian phần miệng không bị nứt hoặc sứt mẻ.
Trái lại gốm sứ Trung Hoa có cảm giác thanh mảnh, mỏng nhẹ hơn, sau thời gian sử dụng có dấu hiệu nứt, mẻ đặc biệt khu vực miệng, vành sản phẩm.
4. So sánh lớp men của gốm sứ Bát Tràng và Trung Quốc
Đặc trưng gốm sứ Bát Tràng được sản xuất hoàn toàn thủ công, trước khi được cho vào lò nung thường qua công đoạn phủ lớp men bên ngoài từ đó tăng độ sáng và bóng của thành phẩm ở nhiệt độ cao. Tạo nên sự bắt bắt, căng bóng, rắn chắc bảo vệ toàn bộ lớp màu bên ngoài, tăng tuổi thọ và độ bền sản phẩm.
Với dòng sản phẩm Gốm đất đỏ nổi tiếng trong tập hợp gốm sứ Bát Tràng, các nghệ nhân thường không dùng lớp men phủ để giữ màu đỏ đặc trưng tự nhiên của gốm, nhưng vẫn sử dụng lớp men bên trong để tăng khả năng chống thấm cho thành phẩm.
Đồng thời men cát đỏ được hòa cùng màu vẽ, đảm bảo độ bền màu, vì vậy đây cũng là một trong những điểm cần chú ý trong quá trình nhận diện sản phẩm hoặc chất liệu.
Trái lại gốm sứ Trung Quốc tuổi thọ kém hơn, sau thời gian sử dụng có thể nhận thấy dễ dàng, đó cũng là điểm phân biệt 2 chất liệu này một cách chuẩn xác. Thông thường sản phẩm sứ Trung Hoa sau thời gian sử dụng thường bị nứt, rạn và mẻ vở khu vực miệng, vành sản phẩm.
5. Nhận biết gốm sứ Bát Tràng và Trung Quốc qua độ trong của xương đất
Một mẹo kiểm tra dễ dàng và đặc trưng cho dòng gốm sứ Bát Tràng đó là độ trong của xương đất, bạn có thể đưa sản phẩm ra ngoài ánh sáng hoặc ánh đèn, nếu nhìn thấy ảnh mờ hình bàn tay thì đó là gốm sứ Bát Tràng chính hiệu, ngược lại nhận thấy rõ ràng thì đó là gốm sứ Trung Hoa.
Thông thường gốm Trung Quốc mỏng, nhẹ hơn nhiều so với gốm sứ Bát Tràng vì vậy khả năng “thấu quang” cũng khác biệt rõ rệt.
Vậy là Vinaly vừa chia sẻ cùng bạn “bí quyết” phân biệt gốm sứ Bát Tràng và Trung Quốc một cách chi tiết và đơn giản nhất. Chúc bạn sở hữu mẫu gốm sứ như ý. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích đặc biệt về vật liệu này nhé.
Với người thưởng trà chắc hẳn ấm tử sa đã không còn xa lạ bởi sức hút khó có bộ ấm trà nào thay thế được. Vậy ấm tử sa là gì? Có tác dụng như thế nào? Cách chọn và sử dụng ra sao? Vinaly cùng bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
1. Ấm tử sa là gì?
Ấm tử sa là loại ấm pha trà được làm từ đất sét Nghi Hưng (Giang Tô, Trung Quốc) nên còn được gọi là ấm đất sét Nghi Hưng. Ấm tử sa xuất hiện từ thế kỷ 15 được nung ở nhiệt độ cao, không tráng men. Tên gọi tử sa vì ấm thành phẩm có màu tím đặc trưng của đất sét vùng Nghi Hưng này.
Đặc điểm nổi bật của ấm tử sa được giới thưởng trà chọn lựa đó là: đất tử sa có độ xốp rất cao, giữ nhiệt tố từ đó gia tăng hương vị của trà so với các loại ấm thông thường. Người ta thường lựa chọn mỗi chiếc ấm tử sa chuyên biệt cho các loại trà riêng. Thêm vào đó ấm tử sa thu hút người thưởng bởi vẻ đẹp trầm tính, kiểu dáng đa dạng cùng ý nghĩa và lịch sử lâu đời.
2. Ấm tử sa có tác dụng gì?
Sau giải đáp ấm tử sa là gì thực tế công dụng của chiếc ấm này có điều gì đặc biệt khiến giới thưởng trà phải “chao đảo”. Cùng xem về tác dụng thực tế của chiếc ấm tử sa ngay bây giờ.
Ấm tử sa làm gia tăng hương vị của trà: “điều kỳ diệu” này đến từ thành phần khoáng chất vi của ấm tử sa. Đất sét có thành phần vô cùng phong phú hơn nữa bề mặt ấm không tráng men nên các nguyên tố khoáng có trong đó được giải phóng vào nước nóng trong quá trình pha. Cho đến hiện tại, lớp khoáng không bị mất đi mà còn hòa vào hương vị trì như magie, canxi, kẽm.
Ngoài ra lớp cao khoáng từ khoáng chất trong lá trà hòa vào nước tạo nên hương vị tuyệt vời không thể nào pha lẫn. Chính vì những đặc tính đã nêu trên tạo nên nét riêng, “chất” không thay thế được bằng các chất liệu khác, từ đó làm nên tên tuổi của “ấm tử sa” nổi tiếng này.
3. Những ngộ nhận thường gặp về ấm tử sa
Ấm tử sa thật chỉ có nguồn gốc từ vùng Nghi Hưng: các loại ấm trà có khả năng cải thiện hương vị của trà bằng cách cung cấp lượng khoáng vi lượng vào nước và trà được đánh giá là tốt. Ở Đài Loan và Nhật xuất xứ của những chiếc ấm bằng kim loại đây cũng là một cách bổ sung khoáng vi lượng vào nước trà hữu ích. Còn Nghi Hưng là vùng đất đặc trưng, nghệ nhân giàu kinh nghiệm về đất và ấm đất, truyền thống lâu đời vì vậy danh tiếng và ấm tốt được tìm kiếm từ vùng đất này.
Chỉ cần ấm tốt là được: rất nhiều người tập trung đầu tư vào chọn chiếc ấm tốt để mang đến hương vị ngon hơn, nhưng trà ngon phải có sự kết hợp từ cả ấm pha và trà, nước pha và cả kỹ thuật pha. Ngoài ra các loại ấm tráng men cũng mang đến những đặc trưng và thú vị hơn. Ấm tử sa là một nét “khám phá” riêng biệt bởi những người thưởng trà “sành” tìm hiểu về các loại ấm và chất liệu, cấu tạo riêng.
Ấm tử sa pha trà ngon hơn ấm sứ: điều này không tuyệt đối, các khoáng chất thường giảm độ khô, gắt của trà, giúp hương vị hòa quyện, dịu dàng đặc biệt phù hợp với những loại trà có hương vị “nồng”. Ngược lại với trà xanh và những loại trà có hương dịu nhẹ, chiếc ấm để “phô diễn” được cả hương và vị “hiếm có khó tìm” đôi khi còn giảm vị đặc trưng của loại trà này.
Phải phân biệt ấm pha trà và ấm trang trí: ấm tử sa có tạo hình, kiểu dáng đa dạng nhờ vào quá trình nhào nặn, nung khéo léo của các nghệ nhân. Chính vì điều đó nhiều kiểu ấm cầu kỳ, ấn tượng ra đời, với những loại ấm cầu kỳ thường để trưng bày và sưu tập. Các nghệ nhân thưởng trà thường lựa chọn những loại ấm có dáng đơn giản, dễ pha nhằm đảm bảo hương liệu ổn định của ấm cũng như độ ngon của trà.
Mỗi ấm chỉ được pha một loại trà: thông thường chúng ta thường có số trà nhiều hơn số ấm, vì vậy mỗi ấm chỉ pha một loại trà đòi hỏi sự đầu tư về ấm trà và cả thời gian dành cho chúng. Trừ một số trường hợp thưởng trà, sưu tầm người chơi thường có những bộ riêng biệt dành cho trà và ấm. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng kết hợp một chiếc ấm và các loại trà khác nhau để hài hòa hương vị để thưởng và cảm nhận theo cách riêng.
4. Cách xem và chọn lựa ấm tử sa
Ấm pha trà là vật dụng quen thuộc, được sử dụng thường xuyên và gắn bó với mỗi người, vì vậy lựa chọn chiếc ấm phù hợp, tạo cảm giác thoải mái, thuận tiện khi sử dụng lại tăng cảm giác “ngon” hơn là điều cần thiết.
Về kích thước miệng ấm thông thường miệng ấm nhỏ giúp giữ hương tốt hơn, phù hợp với các loại trà lá nhỏ, mùi hương nhẹ, tinh tế như trà xanh, ô long, Ngược lại với miệng ấm trà lớn dễ thoát hương sẽ phù hợp với các loại trà có hương thơm mạnh mẽ, lá trà lớn như trà đen, phổ nhĩ. Kích thước vòi ấm quyết định thời gian rót trà nhanh hay chậm, tác động trực tiếp đến hương và vị lúc thưởng. Cùng xem chi tiết yếu tố quyết định trực tiếp đến chọn lựa ấm tử sa để dùng như sau:
Dáng ấm trà: thông thường có 2 dáng chính là dáng cao và thấp, tùy thuộc từng loại trà và phong cách để lựa chọn dáng ấm phù hợp.
Kích thước ấm: bình trà tử sa có kích thước đa dạng từ 75ml đến 225ml hoặc hơn, kích thước chén kèm theo thông thường là 50ml. Nếu bạn là người mới thưởng trà có thể sử dụng ấm trà cỡ 100 đến 175ml phù hợp cho 2 đến 4 người cùng thưởng thức.
Nhiệt độ nung: ấm trà được nung ở nhiệt độ cao thường cứng, thành mỏng, lỗ thoát khí nhỏ phù hợp cho các loại trà hương dịu nhẹ. Trái lại ấm nung nhiệt độ thấp hơn thường dày, giữ nhiệt tốt, phù hợp với loại trà có hương mạnh mẽ hơn, ấm thường có màu nâu đặc trưng.
Phương pháp chế tạo: 3 phương pháp khác nhau là thủ công hoàn toàn, bán thủ công và đúc khuôn.
Nguyên liệu đất, chất đất: với ấm tử sa Nghi Hưng 2 loại đất chính được dùng đó là tử sa đá và tử sa bùn. Đất tử sa đá có chất lượng cao nhất, đấy có độ xốp tự nhiên, khoáng đặc biệt và nhiều màu. Tử sa bùn thường có màu trắng đặc trưng. Trên thị trường thực tế chia làm 3 loại: đất tử sa thuần Nghi Hưng, đất trộn, và đất nhân tạo.
>>> Ngoài chiếc ấm tử sa, những loại ấm pha trà thông thường cũng được lựa chọn theo các tiêu chí riêng biệt. Tham khảo ngay cách chọn mua ấm pha trà để thưởng thức trọn vẹn cả hương lẫn vị nhé.
5. Cách khai ấm tử sa
Không riêng gì ấm tử sa mà bất kỳ loại ấm nào khi mới mua về cần được vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, mùi đất và bụi đất bám. Với ấm tử sa không dùng lớp men tráng vì vậy khâu “khai ấm” càng được chú trọng để đảm bảo cả hương lẫn vị. Các bước “khai ấm” được chia sẻ từ nghệ nhân thưởng như sau:
Rửa ấm bằng nước nóng, dùng bàn chải đánh răng sạch, lông mềm, chải kỹ ở cả trong và ngoài ấm.
Cho cả ấm và nắp vào nước đun sôi khoảng 30 phút, lưu ý lót và quấn vải kỹ hạn chế va đập trong lúc đun.
Tắt bếp và để nước nguội dần, sau đó lấy ấm và nắp ra ngoài, rửa sạch lại bằng nước ấm.
Nếu chuyên nghiệp hơn có thể thêm bước “luyện trà” như sau: tiếp tục cho ấm vào nước nóng đun sôi, cho vào ấm 3 muỗng trà pha cùng, sau đó tắt bếp, đậy nắp ấm để hãm trà khoảng 30 phút, đợi nguội đổ bã trà, rửa sạch bằng nước ấm. Có thể lập lại thao tác 2 lần để tăng thêm hương vị, ấm trà của bạn đã sẵn sàng để sử dụng rồi đó.
Mẹo khi sử dụng ấm tử sa cần lưu ý những điểm sau đây:
Đổ tràn nước qua miệng ấm khi pha, sau đó lau khô bằng vải mềm để làm bóng lớp cao trà.
Khi đổi loại trà khác, thực hiện các bước tương tự như khai ấm mới để đảm bảo hương vị.
Tốt nhất là làm sạch bằng nước ấm, tránh cọ rửa thường xuyên làm mòn và xước men đất.
Vậy là Vinaly vừa cùng bạn tìm hiểu chi tiết về ấm tử sa là gì cũng như cách sử dụng, nhận biết và bảo quản. Lựa chọn đúng và thưởng trà chuẩn là thú vui mà bất kỳ nhà thưởng trà nào cũng mong muốn.
Đằng sau nét đẹp tinh tế sắc sảo của đồ gốm sứ là những bước sản xuất đầy công phu. Những sản phẩm gốm sứ có truyền thống lâu đời, gắn bó và được người dân ưa chuộng. Quy trình sản xuất gốm sứ bao gồm nhiều công đoạn và được tổng kết thành 5 khâu chính từ khâu thấu đất (chọn và xử lý đất), tạo hình gốm sứ, trang trí hoa văn, tráng men và nung thành phẩm. Mỗi giai đoạn thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ hòa cùng kinh nghiệm của người nghệ nhân. Cùng Vinaly tìm hiểu chi tiết từng bước trong quy trình làm gốm sứ ngay sau đây.
1. Chọn và xử lý đất – Thấu đất
Nguyên liệu chính làm nên những đồ vật gốm sứ đó là đất sét, đất được chọn vừa có độ dẻo cao, độ ngót vừa phải và chịu được nhiệt độ nung đốt cao. Mỗi loại sản phẩm gốm sứ có tỷ lệ pha đất khác nhau làm nên sự đa dạng mẫu mã cũng như tính chất.
Đất sét sau khi được chọn trải qua quá trình pha trộn và loại bỏ tạp chất. Nếu là lớp đất ít cát, hút nước thì cần được pha thêm cát để thành phẩm khi nung không bị nứt vỡ. Kế tiếp là quá trình loại bỏ tạp chất giúp gốm sứ có độ mịn, trắng và chất lượng tốt nhất.
2. Tạo hình sản phẩm gốm sứ – Chuốt đất
Sau khâu lựa chọn nguyên liệu, tiếp đến là quá trình tạo hình sản phẩm gốm sứ theo mẫu định sẵn. Thông thường nghệ nhân thường sử dụng bàn xoay, khuôn in và đôi tay dẻo dai, khéo léo để tạo nên những sản phẩm gốm sứ như ý. Sau đó là quá trình hong khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
3 phương pháp tạo hình gốm sứ chính được sử dụng cho đến hiện nay bao gồm: Nặn bằng tay, tạo hình trên bàn xoay, sử dụng khuôn. Ngoài ra có thể kết hợp nhiều phương pháp tạo hình cho những sản phẩm đặc biệt. Chi tiết cho từng phương pháp tạo hình cụ thể:
Tạo hình bằng bàn xoay: sau quá trình tuyển chọn, đất được nhào nặn thành những khối to bằng cổ tay, tiếp đến chúng được chuốt thành đoạn ngắn, chân phải đạp bàn, 2 tay chuốt tạo hình liên tục bằng cách khoanh tròn ngay tâm khối đất giữa bàn xoay. Với phương pháp này mọi kích thước, độ dày, mỏng đều được quyết định bởi đôi tay của người nghệ nhân, chắc chắn có sai lệch nhưng không đáng kể. Tạo hình bằng bàn xoay được sử dụng cho sản phẩm có kích thước lớn như chum, bình, vại.
Tạo hình bằng khuôn đúc: thường được sử dụng sản xuất các loại gốm sứ số lượng lớn, hàng loạt như chén, đĩa.
Tạo hình bằng cách nặn tay: thường thấy ở những sản phẩm mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao như linh thú, tượng, đỉnh gốm.
3. Trang trí hoa văn, họa tiết
Khâu quan trọng quyết định tính thẩm mỹ cũng như giá trị trong quy trình sản xuất gốm sứ. Sau khi tạo hình và phơi khô, người nghệ nhân sử dụng bút lông để vẽ, hoa văn, tăng tính nghệ thuật thẩm mỹ cho từng sản phẩm. Gốm sứ được trang trí hoa văn bằng các phương pháp như sau:
3.1. Vẽ trên gốm sứ, vẽ trên men và lớp dưới men
Người nghệ nhân thường dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền bằng các hoa văn, họa tiết như ý. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và đôi tay cực kỳ khéo léo. Mỗi sản phẩm tạo thành là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt. Ngoài ra người thọ có thể sử dụng các phương pháp như vẽ men màu, đánh chỉ, bôi men chảy màu để tạo nên những sản phẩm đặc sắc. Họa tiết được vẽ trước khi tráng men được gọi là vẽ dưới men, ngược lại hoa văn được vẽ sau khi tráng men gọi là vẽ trên men.
Dạo gần đây người ta sử dụng kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm sau khi trải qua công đoạn nung sơ 1 lần hoặc hấp hoa văn bằng cach trang trí theo hình vẽ đã được in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài (phổ biến từ Trung Quốc). Tuy nhiên hình thức này không được coi là nghệ thuật sáng tạo trong làng gốm sứ Việt Nam truyền thống.
3.2. Cắt gọt, phân vạch sản phẩm gốm sứ
Sản phẩm sau tạo hình được hong khô trực tiếp bằng ánh nắng mặt trời. Khi cứng sẽ được gọt cạo nhẵn, tạo hình như ý. Các chi tiết được tạo hình ở giai đoạn này như: tai, quai, hình hoa lá, động vật nổi. Khắc vạch là phương pháp được người nghệ nhân sử dụng chủ yếu, sau đó là quá trình nung và tráng men.
3.3. In hoa văn bằng khuôn đúc
Sau khi tạo thành xương gốm sứ, người thợ thay vì vẽ hoặc khắc lên thân gốm sứ thì họ dùng một khuôn cũng được bằng gốm có khắc hoa văn âm bản rồi ép vào khối gốm sứ định sẵn, sau đó tráng men rồi đem nung. Độ dày mỏng của lớp men tạo ra hiệu ứng, hiện ra những hoa văn định sẵn. Các sản phẩm sử dụng phương pháp này phổ biến là gốm men hoa nâu và gốm men ngọc.
4. Tráng men gốm sứ
Sau khâu trang trí, các sản phẩm gốm sứ sẽ được tiến hành nung sơ, sau đó được phủ lớp men và mang đi nung chính thức. Tùy thuộc vào từng loại, một số không qua giai đoạn nung sơ trước đó. Với sản phẩm có kích thước nhỏ thường được nhúng vào men. Với sản phẩm có kích thước lớn hơn người ta thường sử dụng phương pháp dội hoặc phung men.
Tiếp đến là quá trình sửa hàng men, người thợ tiếp tục tu sửa lại sản phẩm lần cuối đảm bảo lớp men đều, không bị khuyết, cạo bỏ những chỗ dư thừa lần nữa trước khi đưa vào lò nung chính thức.
5. Nung thành phẩm gốm sứ
Đây là một trong những công đoạn cuối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất gốm sứ. Người ta thường sử dụng các dạng lò hộp, lò bầu và nguyên liệu là than cám, củi gỗ hoặc gas để nung gốm sứ thành phẩm. Tùy thuộc vào sản phẩm và các loại gốm sứ nhiệt độ nung cũng khác nhau.Với gốm nhiệt độ nung khoảng 600 đến 1280 độ C trong đó: gốm đất nung nhiệt độ nung từ 600 đến 900 độ C, gốm sành nâu: 1100 đến 1200 độ C, đốm sành xốp được nung ở 1200 đến 1250 độ C. Riêng với đồ sứ nhiệt độ nung cao hơn từ 1280 đến 1350 độ C.
>>> Ngoài nhiệt độ nung khác nhau, gốm và sứ còn có những đặc điểm nhận dạng chuyên biệt. Tham khảo ngay cách phân biệt gốm và sứ để nhận diện và lựa chọn chuẩn dành riêng 2 chất liệu này.
Vậy là Vinaly vừa cùng bạn tìm hiểu chi tiết nhất về quá trình làm gốm sứ tạo nên những sản phẩm vô cùng ấn tượng bằng đôi tay tài hoa của những người nghệ nhân. Xem dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích chuyên sứ nhé!
Gốm Bát Tràng nổi tiếng gần xa từ xưa cho đến hiện tại, không đơn thuần khi một chất liệu gốm sứ đứng vững theo thời gian và độ nổi tiếng ngày càng lan rộng. Đằng sau những sản phẩm chất lượng là quy trình chế tác công phu ít ai biết đến. Vậy quy trình làm gốm Bát Tràng như thế nào?
Mỗi sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều được làm thủ công từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến thành phẩm cùng với đôi tay khéo léo của người nghệ nhân. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi gốm Bát Tràng chinh phục được cả du khách gần xa, trong và ngoài nước. Ngay bây giờ Vinaly cùng bạn tìm hiểu về cách làm gốm Bát Tràng “nổi danh” này nhé!
1. Chọn và xử lý đất – Nguyên liệu làm gốm Bát Tràng
Khâu đầu tiên vô cùng quan trọng quyết định chất lượng gốm sứ của những bước tiếp theo và suốt quy trình làm gốm Bát Tràng nói chung. Bát Tràng nổi tiếng bởi nguồn đất sét trắng đặc trưng và những trung tâm sản xuất cũng được xây dựng ngay tại nguồn. Các mỏ khai thác đất sét Bát Tràng được khai phá, phát triển từ xưa.
Khi nguồn đất vơi dần, khoảng thế kỷ 18, người dân Bát Tràng phải đi tìm nguồn đất mới. Người dân tìm kiếm, định cư ở các vị trí giao thông thuận tiện, gần sông và bến cảng, sau đó dùng thuyền đi khai thác các nguồn đất mới. Từ vị trí Bát Tràng cũ người dân tỏa lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, xuôi dòng đến Đồng Triều và khai thác đất sét trắng ở Trúc Thôn, Hồ Lao.
Đất sau khi khai thác vẫn còn lẫn tạp chất, tùy thuộc vào mỗi sản phẩm có những cách pha đất khác nhau. Tại Bát Tràng, đất được xử lý truyền thống, được ngâm trong hệ thống bể chứa có cao độ khác nhau, cụ thể:
Bể 1 có vị trí cao nhất dùng để ngâm đất sét thô và nước, thông thường trong khoảng 3 đến 4 tháng. Đất sét trắng được ngâm phân rã trong nước, sau đó đánh thật đều, tơi để đất hòa tan hoàn toàn thành hỗn hợp lỏng. Hỗn hợp này sẽ được chuyển đến bể 2 để đất sét lắng xuống, các tạp chất sẽ được loại bỏ ở công đoạn này.
Tiếp đến, hỗn hợp từ bể lắng sẽ được chuyển sang bể phơi, thông thường tại Bát Tràng công đoạn này thường diễn ra khoảng 3 ngày, sau đó chuyển sang bể cuối, tiến hành ủ, thời gian ủ càng lâu càng tốt.
Bởi tính chất quan trọng của nguyên liệu, khâu xử lý đất tại làng gốm Bát Tràng qua nhiều công đoạn phức tạp. Tại đây tùy vào loại gốm nào mà người ta có thể pha thêm cao lanh với tỷ lệ khác nhau.
2. Tạo hình, dáng cho sản phẩm
Thợ gốm Bát Tràng sử dụng phương pháp cổ truyền để tạo dáng gốm sứ trên bàn xoay, trong khâu tạo dáng này, thợ gốm sử dụng lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay. Thợ làm gốm ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn sau đó dùng chân quay bàn xoay và dùng tay vuốt đất nhằm tạo dáng sản phẩm theo ý muốn định sẵn, tại đây hình dáng gốm sứ dần dần hình thành.
Ngoài ra tạo hình sản phẩm gốm Bát Tràng bằng khuôn in cũng được sử dụng, khuôn được sử dụng được làm bằng thạch cao hoặc gỗ. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Cách tạo dáng này có thể tạo ra nhiều sản phẩm gốm Bát Tràng giống nhau, nhanh và đơn giản hơn, ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp đổ rót, “hồ đầy” để tạo dáng sản phẩm như mong muốn.
3. Phơi sấy và sửa sản phẩm gốm Bát Tràng
Sản phẩm sau quá trình tạo hình được chuyển sang công đoạn tiếp theo là hong khô sao cho sản phẩm không bị nứt mẻ, không biến dạng.
Ở công đoạn này, các người thợ Bát Tràng thường để vật phẩm lên giá và hong khô tự nhiên ở nơi thoáng mát. Hiện đại người ta sử dụng lò sấy, tăng nhiệt độ dần để nước bốc hơi đồng thời điều chỉnh được cả thời gian và không bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Để sản phẩm được định đình hoàn chỉnh nhất, thợ gốm Bát Tràng thường dùng bàn xoay đặt vật phẩm lên sau đó cho bàn xoay chuyển động nhẹ nhàng.
Tiếp đến người thợ tiến hành các động tác cắt, gọt những chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết để tạo sản phẩm hoàn chỉnh nhất.
4. Trang trí hoa văn đặc trưng của gốm Bát Tràng
Người nghệ nhân Bát Tràng dùng bút lông để vẽ những nét hoa văn mộc trực tiếp lên sản phẩm. Công đoạn này đòi hỏi sự tài hoa, khéo léo và kinh nghiệm của người thợ. Các họa tiết mềm mại, tỉ mỉ từ chính đôi bàn tay của người nghệ nhân làm nên những tác phẩm nghệ thuật không bị hòa lẫn bởi bất cứ đâu.
>>> Chính quy trình chế tác công phu và sự tài hoa, tỉ mỉ của người nghệ nhân làm nên nét nghệ thuật của gốm sứ Bát Tràng cũng như giá trị kinh tế của sản phẩm này. Giá trị cao, nhiều sản phẩm gốm sứ Trung Quốc kém chất lượng tìm cơ hội trà trộn. Vậy làm sao để phân biệt gốm sứ Bát Tràng và Trung Quốc, cùng tìm hiểu để phân biệt và chọn mua đúng nhé!
5. Lên men (tráng men) sản phẩm
Gốm Bát tràng được nhận diện bởi nét riêng không hòa lẫn vào đâu được, tráng men cũng là một khâu quan trọng trong quy trình làm gốm Bát Tràng làm nên nét đặc biệt của các sản phẩm tại đây.
Men tro một trong những men đặc sắc tại làng gốm Bát Tràng này, bên cạnh đó còn có men nâu được pha chế bằng cách trộn men tro và 5% hỗn hợp oxit sắt và oxit mangan gọi là “đá thối”.
Ngoài ra các nghệ nhân Bát Tràng còn chế tạo ra một loại men lam nổi tiếng xa gần.
Men lam được chế tạo bằng cách pha trộn đá đỏ (chứa oxit coban), đá thối, nghiễn nhuyễn và trộn với lớp men áo, lớp men này được nung ở 1250 độ C để lên màu chuẩn nhất.
Đến thế kỷ 17 nghệ nhân Bát Tràng dùng vôi sống trộn cùng cao lanh và tro trấu tạo nên lớp men mới màu hồng nhạt được gọi là men rạn.
Người thợ Bát Tràng thường dùng cách chế tạo men bằng cách cho các nguyên liệu đã chuẩn bị, pha trộn, nghiền nhuyễn và khuấy tan đều trong nước, sau đó đợi lắng đọng và bỏ lớp nước bên trên cùng lớp đọng ở dưới cùng. Người ta sử dụng lớp giữa, đó là lớp men bóng dùng để phủ bên ngoài thành phẩm.
6. Nung gốm Bát Tràng
Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng sử dụng lò gas để nung đốt, mỗi lò từ 3 đến 6m3. Sản phẩm gốm sứ được xếp thành hàng và tầng, được kê trên những tấm chịu nhiệt, sau đó được di chuyển lên ray trượt vào lò nung.
Tại đây gốm sứ được nung ở nhiệt độ 1.200 độ C từ 12 tiếng đến 1 ngày theo từng sản phẩm khác nhau. Tiếp đến sản phẩm được để nguội tự nhiên hoàn toàn rồi mới được lấy ra khỏi lò.
Đây là một công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng sản phẩm của toàn bộ quá trình. Các sản phẩm sau nung được phân loại, sửa chữa và loại bỏ các sản phẩm khuyết tật trước khi phân phối ra thị trường.
7. Một số sản phẩm gốm Bát Tràng đẹp nổi tiếng
Mỗi sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều mang nét nghệ thuật và độc đáo riêng cả về giá trị. Điểm qua một số sản phẩm nổi bật về “độ quý hiếm” làm chao đảo những người đam mê sưu tầm và trưng bày của dòng gốm sứ cổ Bát Tràng này.
Vậy là Vinaly vừa cùng bạn tìm hiểu chi tiết về quy trình làm gốm Bát Tràng được lưu truyền từ xưa cho đến hiện tại. Ngoài gốm Bát Tràng không ít người còn thắc mắc quy trình sản xuất gốm sứ thông thường và loại gốm này có điều gì khác biệt? Xem ngay quy trình sản xuất gốm sứ cùng Vinaly để tìm lời giải đáp nhé!
Với những người chơi đồ gốm cổ chuyên nghiệp thì vấn đề phân biệt và nhận biết hàng thật hay hàng giả không còn là vấn đề quá khó khăn. Nhưng sẽ là một vấn đề không dễ dàng gì đối với những người không chuyên nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Vậy hãy cùng Xưởng chuyên sứ Vinaly chúng tôi tìm hiểu làm như thế nào để có thể phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ một cách dễ dàng dành cho cả người không chuyên.
1. Gốm sứ cổ là gì? Gốm sứ giả cổ là như thế nào?
Gốm sứ cổ là những món đồ gốm có niên đại từ hàng trăm năm, nghìn năm về trước, có hình dạng riêng, hoa văn riêng độc đáo. Thông thường mỗi sản phẩm chúng chỉ có một cái duy nhất, nên giá trị của của chúng đánh giá dựa trên niên đại, chất liệu làm nên sản phẩm gốm cổ đó.
Vì mang trên mình đặc thù “cổ”, nên những món đồ gốm sứ cổ đôi khi bị tác động bởi yếu tố thời gian, của quá trình khai quật nên không còn rõ hình thù, nét hoa văn mờ nhạt, khuôn hình cũng bị biến dạng. Chính vì vậy, những nghệ nhân tài hoa đã phục chế lại những món đồ cổ này về nguyên trạng của chúng theo cách chân thực nhất. Và những sản phẩm này chính là đồ gốm sứ giả cổ. Bởi vì yêu cầu tính chính xác từ chất liệu, hoa văn đến linh hồn của món đồ cổ, nên hiện không có nhiều nghệ nhân trong lĩnh vực này.
Và đây chính là lúc đặt ra thách thức cho những người đam mê đồ cổ. Làm như thế nào để phân biệt được chúng? Dưới đây là một số cáchphân biệt gốm sứ cổ sẽ giúp bạn làm được điều ấy.
2. Phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ qua những nốt gỉ sắt
Gốm sứ được làm hoàn toàn bằng đất sét, đây là chất liệu có chứa những khoáng chất và tạp chất li ti, bao gồm hạt sắt. Nên theo thời gian sẽ bị oxy hóa trong môi trường tự nhiên tạo thành những lớp gỉ sắt trên bề mặt sản phẩm.
Đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của những món đồ cổ, các nhà sưu tầm, chuyên gia thẩm định thường dựa vào tình trạng của những nốt gỉ sắt này để xác định thời gian ra đời của một sản phẩm gốm sứ cổ. Tuy nhiên hiện nay những nốt gỉ sắt này đã có thể bị làm giả, nhưng không thể hoàn hảo và qua mắt của những người sưu tầm đồ cổ chuyên nghiệp được.
3. Nhận biết gốm sứ cổ qua lớp men lột (tuột)
Gốm sứ vốn được ưa chuộng hơn bởi độ bền, vẻ ngoài óng ả và mượt mà, có thể trở về tình trạng như mới dù đã nằm dưới đất hàng thế kỷ. Tuy nhiên, những sản phẩm gốm sứ cổ thường có một lớp men lột khiến bề mặt gốm trở nên mờ nhạt và trôi mờ đi những họa tiết hoa văn.
Nguyên nhân chính là trước khi đưa vào lò nung, các sản phẩm gốm sứ được tráng một lớp hỗn hợp chất lỏng dạng bùn có thành phần chính là Silic dioxit. Dưới nhiệt độ nung cao, Silic dioxit tan chảy và chuyển hóa thành một lớp men trong suốt bao bọc bề mặt gốm, mang lại vẻ óng ả, mượt mà, giúp gốm sứ không bị ngấm nước. Có những khoảng thời gian, lớp men này được sử dụng để bảo vệ lớp hoa văn trang trí trên bề mặt gốm sứ.
Những sản phẩm gốm sứ mới sẽ có lớp bề mặt sáng bóng, phản chiếu tốt. Còn đối với sản phẩm gốm cổ sẽ có bề mặt không sáng bóng bằng, hơi mờ do sự tác động của thời gian.
>>> Tại Việt Nam làng gốm Bát Tràng nổi tiếng bởi kỹ thuật truyền thống và giá trị của nét gốm cổ, chính điều đó làm dấy lên nhiều đồ gốm sứ Trung Quốc trà trộn. Tham khảo ngay cách phân biệt gốm sứ Bát Tràng và gốm sứ Trung Quốc để phân biệt và chọn mua đúng giá trị nhé.
4. Phân biệt sứ cổ qua những vết rạn, đường nứt sợi tóc
Vết rạn trên sản phẩm gốm sứ hình thành do nguyên nhân từ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở khâu cuối cùng của quá trình nung. Không khí lạnh bên ngoài đi nhanh hơn so với bề mặt của sản phẩm tạo thành những vết nứt nhỏ trên về mặt, hay thường gọi là vết rạn, đường nứt sợi tóc. Ngoài ra, vết rạn cũng có thể là quá trình hao mòn sau thời gian dài sử dụng tạo nên.
5. Xác định gốm sứ cổ qua sự biến dạng hình dáng bên ngoài
Hình dáng bên ngoài chính là đặc điểm thể hiện rõ nét nhất về thời gian hình thành của một sản phẩm gốm sứ.
Những sản phẩm đồ gốm sứ cổ Trung Quốc thời xưa được sản xuất cho những hoàng tộc hay quan lại được gọi là gốm sứ hoàng gia. Những sản phẩm này đòi hỏi độ hoàn hảo và sự tinh xảo cao đến từng chi tiết, nếu không đạt yêu cầu chúng sẽ bị loại bỏ.
Ngược lại với gốm sứ hoàng gia, gốm sứ thương mại yêu cầu không quá khắt khe, nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người dân vùng Châu Á. Vì vậy, những sản phẩm gốm này thỉnh thoảng xuất hiện sự biến dạng, tạo nên nét đặc trưng riêng và tính chân thực cho sản phẩm.
Những sản phẩm gốm sứ thương mại bị tác động bởi những yếu tố môi trường trong quá trình nung, vành đế của sản phẩm được đặt trên cát nên một số vật thể nhỏ khác có thể bị dính vào đáy, ngoài ra còn có thể bị tro hoặc các vật liệu khác bay vào trong quá trình nung,…Vô tình tạo nên sự biến dạng cho sản phẩm gốm sứ.
6. Nhận biết qua sự co rút nước men trên gốm sứ cổ
Những sản phẩm gốm sứ cổ thường có hoa tiết được vẽ bằng tay trên nhiều lớp khác nhau. Những họa tiết trang trí dưới lớp men thường có thể tồn tại hàng trăm năm. Còn những hình vẽ phía ngoài nước men thường mờ đi do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Nên các sản phẩm gốm sứ cổ thường có lớp men bên ngoài mờ đi có dấu hiệu bị trôi, hao mòn theo năm tháng.
7. Phân biệt bằng những nốt sò bám, hàu bán
Những sản phẩm gốm sứ được tìm thấy từ dưới biển sâu thường có hiện tượng sò bám. Đây là dấu hiệu của một quá trình lâu dài nằm dưới biển sâu dẫn đến các sinh vật biển dần bám vào bề mặt của sản phẩm. Thời gian gian càng lâu, lượng sò, hàu bám vào càng nhiều. Và khi tìm thấy cũng không khó để loại bỏ đi lớp sò bám này ra khỏi bề mặt gốm sứ.
8. Kỹ thuật và công nghệ nhận biết gốm sứ cổ chuẩn xác
Để có thể nhận biết gốm sứ cổ chuẩn xác đòi hỏi một quá trình tiếp xúc và luyện tập. Dưới đây là những kỹ thuật mà những người chơi đồ cổ chuyên nghiệp thường sử dụng để nhận biết chuẩn xác về một sản phẩm gốm sứ cổ.
8.1 Kỹ thuật nhận biết sứ bằng cách xác định niên đại và màu sắc
Những kỹ thuật viên thường dựa trên cách xác định niên đại đồ cổ và màu sắc để xác định giá trị cũng như xác định thật giả cho một sản phẩm gốm sứ.
Thời kỳ đầu của ngành sản xuất gốm sứ men trắng xanh, những người thợ của Trung Quốc mua chất nhuộm màu xanh cô-ban từ các thương lái Ả Rập, thường được gọi là màu xanh Mohamadan. Màu xanh này có ánh tối và hầu hết sản phẩm được sản xuất thời kỳ này được trang trí màu xanh đậm.
Vài thế kỷ sau đó, người Trung Quốc tìm ra cách tự sản xuất ra chất nhuộm màu xanh, có ánh tươi hơn. Vì vậy, các họa tiết trên các sản phẩm thời kỳ này có độ nhạt hơn và cũng đa dạng hơn về mức độ đậm nhạt trên họa tiết trang trí.
8.2 Khoảng thời xác đồ sứ cổ và họa tiết, hoa văn tương ứng
Ở mỗi thời đại sẽ có những họa tiết tiêu biểu khác nhau. Vào cuối đời nhà Nguyên và đầu nhà Minh, chùm nho là họa tiết trang trí quen thuộc. Sau này, họa tiết này dần trở nên lỗi thời và hạn chế được sử dụng.
Ngoài ra, những họa tiết đôi khi cũng được quyết định bởi phong cách riêng của mỗi người thợ. Có khoảng thời gian, Hoàng đế Trung Hoa là người quyết định họa tiết nào được trang trí trên đồ gốm sứ. Những con rồng có 5 vuốt là biểu tượng chỉ hoàng đế, vì thế hầu hết đồ gốm hoàng gia được trang trí hình rồng.
8.3 Kiểm tra cả thân và đế
Vào thế kỷ trước, số lượng khổng lồ gốm sứ đã bị đập vỡ. Đặc biệt, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, rất nhiều hàng gốm sứ cao cấp đã bị đập bể.
Ngày nay, những người sản xuất và bán gốm sứ thường tìm kiếm đế bình trong các mảnh vỡ đó và tạo tác các sản phẩm mới trên mảnh đế đó. Vì hiện có rất nhiều công trình xây dựng ở Trung Quốc, thật dễ dàng phát hiện ra những mảnh vỡ gốm sứ cổ được chất đống để tìm những mảnh đế như thế. Đây là một ý tưởng thông minh vì nhiều nhà sưu tập thường nhìn vào đế bình để xác định niên đại và nếu đó là đồ cổ.
8.4 Phân biệt gốm sứ cổ bằng công nghệ nhiệt quang
Công nghệ nhiệt quang là phương pháp phổ biến nhất để xác định đồ gốm cổ. Tuy nhiên phương pháp này lại có điểm yếu là phải tách một lượng lớn nguyên liệu dùng tạo ra đồ gốm để có thể thực hiện.
8.5 Nhận biết đồ gốm sứ cổ qua phân tích phổ quang
Phân tích quang phổ là một kỹ thuật khác để xác định đồ cổ. Tuy nhiên, những người làm đồ cổ giả đã có thể đính những dấu hiệu nhận biết đồ cổ giả để đánh lừa những những chuyên gia thẩm định.
Có một nơi chuyên gia sản xuất đồ gốm sứ Trung Hoa thời cổ ở thị trấn Cảnh Đức, ngày nay đã trở thành nơi chuyên sản xuất gốm sứ giả cổ Trung Quốc. Đất sét cao lanh ở đây có cấu tạo hóa học gần giống với loại dùng để sản xuất đồ gốm Trung Hoa từ hơn 6 thế kỷ nay.
Trên đây là những cách thường được sử dụng để phân biệt gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ mà Vinaly đã tóm lược. Ở Việt Nam cũng tồn tại nhiều làng gốm sứ cổ mang trên mình những nét đặc trưng và kỹ nghệ riêng mang đậm nét văn hóa dân tộc. Bạn có thể tham khảo những làng gốm sứ truyền thống Việt Nam để tìm hiểu thêm về những sản phẩm gốm sứ độc đáo mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt.