Rằm tháng 8 là dịp các bạn nhỏ vui đùa cùng gia đình của mình đón trung thu. Những chiếc lồng đèn giấy đủ màu sắc thắp lên ngọn đèn khắp phố phường chào đón không khí nhộn nhịp. Đặc biệt hơn vào mùa trung thu này được nhấm nháp từng miếng bánh ngọt bùi vị nhân thập cẩm hoà quyện với vị mặn của trứng muối kèm theo một chút vị thanh của trà xanh nguyên chất trong một chiếc ly sứ lại càng thanh tao đúng nghĩa "Vui Trung Thu Cùng Ly Sứ Cao Cấp"
Xem thêm "Các mẫu ly sứ in logo tại Vinaly"
Vui Trung Thu Cùng Ly Sứ Vinaly
1.Nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu
Hẳn chúng ta không quá xa lạ với văn hoá đón trung thu của người Việt hay còn gọi là "trung thu tết đoàn viên" một nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị.
Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người Việt lại nô nức chào đón tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng huyền ảo diệu kỳ cùng nhau phá cỗ trò chuyện, ước nguyện một đời bình an, trọn vẹn.
Nhiều người bảo rằng tết trung thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về Tết Trung Thu khác nhau.
Nếu nhu trung thu của người Hoa kể về sự tích chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại được thêu dệt lại thành câu chuyện của Chú Cuội và Chị Hằng.
Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà Vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, con dân no ấm.
2. Phong tục Tết Trung Thu Về Tục Chơi Đèn Lồng
Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn, bình an
Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào rồi thì trả vào sông như muống mang lời cầu nguyện đi xa và đến với thần linh.
Nói về nét văn hoá của người Trung Hoa dịp trung thu được lưu truyền đến nay phải kể đến đèn Khổng Minh. Đèn Khổng Minh thường có kích thước rất lớn, dán giấy xung quanh và thắp nến ở giữa, sau khi viết ước nguyện lên đèn thì thả lên bầu trời. Trong ánh trăng vàng thì từng ngọn đèn được thả đồng loạt làm sáng rực cả một vùng trời trong đêm, từng ngọn đèn tựa như những ngôi sao sáng lấp lánh gửi lời thỉnh cầu của con dân tới các vị thần phía trên.
Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hoa, cá, gấu... vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu.
Đèn lồng Việt Nam được làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng Việt Nam là biểu hiện cho sự ấm no và hạnh phúc của gia đình.
3. Phong tục tết trung thu và tục ngắm trăng
Vào dịp tết Trung Thu hầu hết người Hoa sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng rằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.
Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hoá lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn hạ nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm khung cảnh thơ mộng huyền diệu này.
Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy bên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm cảnh đêm trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về sự tích Chú Cuội ngồi gốc đa cho các con mình nghe.
4. Phong tục tết trung thu phá cỗ
Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ các loại bánh trái theo màu ngũ sắc như bánh trung thu, kẹo, mía, thị, bưởi, dưa hấu... tuỳ vào gia đình mà cỗ trang được trang trí và trưng bày khác nhau.
Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cổ trung thu là để cúng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.
5. Phong tục tết trung thu về múa lân
Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa lân. Người Trung Quốc múa lân vào những dịp Tết Nguyên Đán còn người Việt múa lân vào dịp Tết Trung Thu. Thường múa lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa lân thường có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà, mọi đứa trẻ.
6. Phong tục cắt bánh trung thu
Dường như bánh trung thu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp trung thu đoàn viên của mọi gia đình. Được làm từ bột mì nhân hột sen với các loại nhân khác, trứng muối, đường... bánh trung thu là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hoà thuận giữa các thành viên trong gia đình.
Bánh trung thu thường được cắt bằng với số thành viên góp mặt trong gia đình. Miếng bánh được cắt đều bao nhiêu thì gia đình càng hạnh phúc hoà hợp bấy nhiêu như sự gắn kết vững chắc.
Tết trung thu là một trong những phong tục có ý nghĩa lâu đời của người Việt và với cả những quốc gia khác, các nước thuộc Châu Á.
Ý nghĩa của ly sứ trong việc thưởng thức trà cùng bánh trung thu trong dịp rằm
Xem thêm "Các mẫu ly sứ giá rẻ có tại Vinaly"
Vào những dịp trung thu gia đình cùng nhau quây quần đoàn tụ trong cùng 1 phòng khách đón trung thu để thưởng thức hương vị của những chiếc bánh trung thu hấp dẫn thì không thể thiếu những ly trà xanh tươi mát thanh thanh xoa dịu vị ngọt của bánh khiến những người lớn tuổi ngon miệng và hạnh phúc bên con cháu quây quần. vui trung
Đặc biệt hơn nếu như được vui trung thu cùng ly sứ lại là một món gia vị độc lạ khác hẳn với những thứ từ trước tới nay mà chúng ta biết đó là tách trà nhỏ. Nhưng ly sứ cũng không phải là một thứ quá tệ khi mà có thể đựng được trà nóng giữ lại được hương vị của trà và mùi hương của trà rất tốt. Ngoài ra ly sứ có thể chịu được nhiệt độ cao dễ cầm khiến cho những đứa trẻ trong gia đình dễ sử dụng và thưởng thức đồ uống trong những dịp trung thu hạnh phúc.
Vào những dịp trọng đại như vậy ly, cốc sứ còn được chọn làm bộ quà tặng có giá trị đến người thân trong gia đình đặc biệt là cô chú, cha mẹ hoặc ông bà của chúng ta. Vì ly sứ trong dịp trung thu thể hiện sự tôn trọng, tao nhã không quá cầu kỳ về hình dáng, ngoại hình cũng như chi phí ngược lại đem lại giá trị tinh thần rất cao.
Nhân dịp đón trung thu sắp tới Vinaly xin dược phép giới thiệu đến bạn những sản phẩm ly sứ rất phù hợp làm quà tặng cho người thân gia đình và bạn bè trong dịp trung thu sắp đến. Tin chắc rằng sản phẩm của Vinaly sẽ đem lại sự hài lòng cho chính gia đình và người thân của bạn.
Công ty Cổ phần TM & SX Vinaly là công ty chuyên về ly sứ có uy tín trên thị trường. Vinaly chuyên cung cấp các loại ly, cốc sứ, đĩa sứ, bộ ấm trà cho doanh nghiệp theo yêu cầu đặt hàng và các quán cà phê mô hình lớn nhỏ. Ngoài ra Vinaly còn nhận tư vấn thiết kế in hình đúng theo yêu cầu của khách hàng cho đến khi khách hàng hài lòng nhất mà thôi.
Tìm hiểu thêm về doanh nghiệp Vinaly "Ly Sứ Giá Rẻ Quận 8 - Nơi ,Mua Ly Sứ Uy Tín Tphcm"
Nếu bạn quan tâm đến bài viết "Vui trung thu cùng ly sứ" của Vinaly có thể xem thêm các sản phẩm có tại Ly sứ Vinaly TẠI ĐÂY
BẢN ĐỒ ĐẾN SHOWROOM
LIÊN HỆ VỚI HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét